Hội nấu cơm thi ở Đình Cơm Thi, thuộc làng Thanh Đớn (bao gồm Thanh Đớn Nội và Thanh Đớn Ngoại), nay là thôn Trung Chính, xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, Thanh Hóa, vào ngày 12 tháng Giêng, hàng năm.
Hình ảnh tương tự
Hội thổi cơm thi ở Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vào buổi sáng và chiều ngày 10.03 Âm lịch. Cuộc thi được tổ chức thường ở sân chùa, trời mưa vào trong đình.
Tại đình làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, vào buổi sáng ngày 08. tháng Giêng, hàng năm, để tưởng nhớ Tướng quân Phan Tây Nhạc, có mở hội “Trò Triềng” để nấu cơm thi. Chỉ nấu cơm và chấm điểm theo nồi cơm của 4 Giáp trong làng.
Hội thi nấu cơm truyền thống trong Lễ hội Sòng Sơn-Ba Dội, thuộc phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào buổi sáng. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ Vua Quang Trung cùng nghĩa quân Tây Sơn hành quân quân ra Bắc Hà vào mùa
Lễ hội thổi cơm thi Đồng Vân là lễ hội giàu văn hóa truyền thống, mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng. Diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, 5 năm 1 lần, vào buổi chiều, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Đặc biệt lấy lử
Trò thổi cơm thi và làm cỗ chay dâng thánh thần ở Làng Ngọc Tiến, xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định. Tục thổi cơm thi trong hội làng Ngọc Tiên diễn ra theo một quy trình khép kín từ việc lấy nước, tạo lửa, đến thổi cơm, làm bánh. Các giáp phải trải qua
Hội thi nấu cơm ở Đình Đào Xá, thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ; Quan trọng trong lễ hội này là rước voi, sau đó là kéo lửa thổi cơm kèm với luộc gà. Chấm thi là nồi cơm gạo lức với con gà luộc bày trên mâm tròn có trang trí
Hội nấu cơm thi ở Làng Nhân Thọ, xã Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định. Thi nấu cơm, làm cỗ, cả chay và mặn, trong đó chay làm sẵn, mặn làm đủ các món. Đặc biệt là trèo cây chuối lấy lửa từ cột có đài lửa ở giữa.